Việc làm thêm dành cho du học sinh Nhật Bản

Kinh nghiem du hoc nhat ban 2018 - Việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản như thế nào? hãy có cái nhìn thực tế và khách quan về vấn đề này, đừng ngộ nhận, đừng suy diễn và quan trọng là hãy nhớ luật quy đinh về việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản nhé.
Việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản

Việc làm thêm dành cho du học sinh Nhật Bản như thế nào

Khi đi du học ở Nhật Bản, các bạn du học sinh sẽ có một lợi thế hơn hẳn khi đi du học ở các quốc gia khác đó là việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản rất đáng kể. Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh nước ngoài học tập tại Nhật được phép đi làm thêm tuy nhiên muốn đi làm thêm bạn phải  có giấy cho phép làm thêm của trường và giấy phép làm thêm của Cục quản lý Xuất Nhập Cảnh nơi bạn sống. Để có hai giấy tờ này cũng không khó thậm chí là khá đơn giản thậm chí khi nhập học trường sẽ giúp các bạn làm hai loại giấy tờ này trong vòng vài ngày.
Xem thêm: http://traumvietnam.com/quy-dinh-viec-lam-them

Quy định về việc làm thêm tại Nhât

Ngoài hai giấy phép trên, khi đi làm thêm tại Nhật các bạn cần phải hiểu rõ quy định về việc làm thêm tại Nhật. Du học sinh tại Nhật Bản khi đi làm thêm phải tuân thủ một số quy định sau:
  1. Công việc làm thêm không ảnh hưởng hoặc gây bất lợi cho việc học tập của du học sinh.
  2. Mục đích của việc làm thêm là nhằm trang trải học phí và các chi phí thiết yếu khác tại Nhật.
  3. Du học sinh không được phép làm việc tại các cơ sở, công ty liên quan đến ngành công nghiệp giải trí người lớn hay những công việc liên quan đến tình dục. Ngay cả việc làm thêm như rửa bát, lau dọn ở những cơ sở này cũng không được phép.
  4. Du học sinh không được làm những công việc gây ảnh hưởng xấu tới tư cách đạo đức của mình.
  5. Du học sinh được phép làm thêm tối đa 28 giờ/tuần khi có giấy phép làm thêm và gấp đôi trong kỳ nghỉ.
  6. Những trường hợp đặc biệt muốn tăng thêm giờ làm thêm cần phải có giấy phép từ Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Quy định về Việc làm thêm dành cho du học sinh Nhật Bản là như vậy và nếu vi phạm quy định về việc làm thêm tại Nhật các bạn nhẹ thì có thể bị cấm làm thêm, nặng thì sẽ không được gia hạn thêm visa và buộc phải về nước trước thời hạn.

Chú ý: Với trường hợp du học sinh có visa diện sống cùng gia đình, nếu thành viên trong gia đình của du học sinh đó muốn làm việc thêm ở Nhật Bản, họ cũng cần phải có giấy phép làm thêm do Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương cấp phép. Khi họ thay đổi chỗ làm, họ cần phải xin lại giấy phép làm việc. Thành viên trong gia đình của du học sinh đó có thể làm việc tới 28 tiếng/tuần, không cần giới hạn về thời gian làm việc trong một ngày.

Du học sinh tại Nhật thường làm thêm những việc gì

Theo Hiệp hội chấn hưng giáo dục Nhật Bản thống kê, Việc làm thêm dành cho du học sinh Nhật Bản chủ yếu tập trung ở các nhà hàng ăn uống (phục vụ bàn, rửa chén bát ...). Bảng thống kê về những việc mà du học sinh làm nhiều nhất:
  • Ăn uống: 48,7%
  • Kinh doanh, bán hàng: 24,7%
  • Giảng dạy, hỗ trợ nghiên cứu: 7,4%
  • Giáo viên ngoại ngữ: 6,3%
  • Gia sư: 5,1%
  • Dọn dẹp: 4,7%
  • Biên, phiên dịch: 4,2%
  • Lễ tân khách sạn, phụ bếp: 4,1%
Có lẽ do phục vụ tại các cửa tiệm ăn uống không cần yêu cầu gì nhiều và nhiều nơi tuyển nên tỉ lệ của ngành này là cao nhất nhỉ ^_^

Du học sinh ở Nhật làm thêm như thế nào

Không ngại khi thẳng thắn nói với các bạn rằng việc làm thêm dành cho du học sinh Nhật Bản nhiều nhưng du học sinh sống rất khổ cực, báo chí rồi truyền hình đưa tin đều là thật, du học sinh phải vừa đi học vừa đi làm, đời sống khó khăn khổ cực ... bla bla bla. Nói chung là tiền đi làm thêm sẽ không đủ để du học sinh tự trang trải cho cuộc sống của mình và tiền học phí. Vậy nên các bạn du học sinh lâm vào "đường cùng" thường sẽ làm thêm 2 thậm chí 3 việc một ngày khiến cho các bạn ấy khi lên báo rồi lên truyền hình thì ... "tơi bời hoa lá". 

Mình tính sơ sơ thôi nhé, mỗi việc làm thêm là 4 tiếng, làm thêm 3 việc một ngày là mất toi 12 tiếng rồi. Đi học trên lớp mất buổi sáng (chiều) nữa cộng thêm thời gian di chuyển thì một ngày chỉ còn vài tiếng để các bạn thoi thóp không khổ mới là lạ. Nói chung là ở Nhật Bản 96,69% du học sinh đều như vậy đó. Nếu các bạn mà xác định không chịu khổ được thì đừng đi du học Nhật Bản nhé.

Việc làm thêm dành cho du học sinh Nhật Bản nhiều nhưng vẫn không đủ để các bạn sống đâu. Do vậy các bạn đừng cố quá nhé. Nói thật là mình khuyên vậy thôi chứ các bạn làm như thế nào thì mình cũng chẳng nói trước được (mình có khi sang bển còn phá cả luật ấy chứ). Chỉ chúc các bạn may mắn khi học tập ở Nhật Bản thôi.


Từ khóa tìm kiếm bài viết:

  • Việc làm thêm dành cho du học sinh Nhật Bản
  • Việc làm thêm dành cho DHS Nhật Bản
  • Việc làm thêm dành khi đi du học Nhật Bản
  • Việc làm thêm du học Nhật Bản
  • Việc làm thêm dành cho du học sinh tại Nhật Bản
  • Việc làm thêm dành cho du học sinh ở Nhật Bản
  • Việc làm thêm dành cho DHS ở Nhật Bản
  • Viec lam them danh cho du hoc sinh Nhat Ban
  • Viec lam them danh cho DHS Nhat Ban
  • Viec lam them danh khi di du hoc Nhat Ban
  • Viec lam them du hoc Nhat Ban
  • Viec lam them danh cho du hoc sinh tai Nhat Ban
  • Viec lam them danh cho du hoc sinh o Nhat Ban
  • Viec lam them danh cho DHS o Nhat Ban

Bình luận cho bài viết này:

Du học 2018

Du học 2018 có gì mới? Năm 2018 này các bạn đi du học cần phải chú ý những gì, chi phí du học là bao nhiêu và có những cơ sở du học nào đáng tin.
Hãy cùng du học Traum tìm hiểu về du học Nhật Bản 2018 này nhé. Mọi thông tin đưa ra đều dựa trên các số liệu có thật và nguồn rõ ràng. Hi vọng mọi người nếu copy bài viết cũng để lại nguồn duhoctraum cuối bài nhé.
Tư vấn miễn phí: 0969-911-139

Bài đăng nổi bật

Có nên đi du học thạc sĩ tại Nhật không

Chia sẻ kinh nghiệm du học - Bài viết lấy các thông tin trên internet và tham khảo một số nguồn, thông tin chúng tôi đưa ra dựa trên thực t...

Bạn đang xem bài viết: Việc làm thêm dành cho du học sinh Nhật Bản

Du học 2018 - Design by 2LAN

Mọi thông tin trên blog đều được giữ bản quyền bởi 2LAN. Các bạn nếu muốn lấy thông tin từ blog vui lòng ghi rõ nguồn duhoctraum.blogspot.com (2LAN)

logo du hoc 2018
Hỗ trợ tư vấn ở 63 tỉnh thành Việt nam

Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Đồng Nai, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, ... và nhiều tỉnh thành khác.

Hỗ trợ tư vấn ở 47 tỉnh thành Nhật Bản

Hokkaido, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Aomori, Iwate, Hyogo, Nara, Wakayama, Saga, Nagasaki, Kumamoto, Tottori, Shimane, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima, Gifu, Shizuoka, Aichi, Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Kagawa, Ehime, Kochi, Fukuoka, Oita, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa.