Tư cách lưu trú Nhật Bản là gì

Hồ sơ đi du học Nhật Bản 2018 - Tư cách lưu trú Nhật Bản là gì hay đơn giản tư cách lưu trú là gì ?../ Rất nhiều bạn sau khi xem quy trình du học Nhật Bản đều thắc mắc câu hỏi này. Có lẽ các bạn chưa tìm hiểu kỹ hoặc bỏ sót tư cách lưu trú này ở đâu đó vì tư cách lưu trú này cực kỳ là quan trọng nhé. Nếu bạn nào chưa biết tư cách lưu trú Nhật Bản là gì thì phải đọc ngay đi...
Tư cách lưu trú Nhật Bản là gì

Tư cách lưu trú Nhật Bản là gì

Tư cách lưu trú là một giấy tờ quan trọng do Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp cho cá nhân để được phép lưu trú tại Nhật Bản trong thời gian nhiều hơn 90 ngày. Những trường hợp lưu trú ngắn hạn dưới 90 ngày sẽ không được cấp tư cách lưu trú.

Tư cách lưu trú theo tiếng Nhật là: 有資格証明書 còn tiếng anh là Certificate of Eligibility và thường được gọi tắt là COE. Nếu bạn thấy ai nhắc đến COE thì ngầm hiểu đó là tư cách lưu trú nhé.
Xem thêm: http://traumvietnam.com/chung-nhan-tu-cach-luu-tru-danh-cho-dhs-tts

Tầm quan trọng của tư cách lưu trú

Như đã giải thích ở trên, tư cách lưu trú là một giấy tờ quan trọng. Giấy tư cách lưu trú được dùng để xin visa sang Nhật, nếu có tư cách lưu trú gần như bạn đã đạt visa đến 95% rồi đấy, 5% còn lại thì ... do ăn ở thôi =_=.

Ngoài tác dụng xin visa, tư cách lưu trú còn là chứng nhận cho phép các bạn cư trú lâu dài tại Nhật. Nhắc lại là giấy tờ này vô cùng quan trọng nên phải cất kỹ nhé.

Gia hạn thời gian lưu trú tại Nhật

Đây là một trong những chú ý mà các bạn cần phải lưu tâm, thường khi đi du học tại Nhật Bản hay xuất khẩu lao động tại Nhật các bạn sẽ được cấp tư cách lưu trú trong thời gian 1 năm. Sau 1 năm các bạn phải gia hạn thêm thời gian lưu trú nếu không các bạn sẽ trở thành người lưu trú bất hợp pháp vì vậy trước khi hết thời gian lưu trú các bạn cần phải lên cục xuất nhập cảnh để gia hạn thời gian lưu trú tại Nhật. Trong một bài viết khác, mình sẽ nói chi tiết hơn về các giấy tờ xin gia hạn tư cách lưu trú.
Với giải thích ở trên chắc các bạn đã hiểu tư cách lưu trú Nhật Bản là gì hay tư cách lưu trú là gì rồi phải không. Vẫn nhắc lại câu nói cũ, giấy tờ này rất quan trọng đó (lải nhải hoài =_=). Cố mà giữ cho thật cẩn thận nha!
Nếu vẫn chưa hiểu tư cách lưu trú là gì thì ... để lại comment mình "thông não" cho nhá.



Từ khóa tìm kiếm bài viết:

  • Tư cách lưu trú Nhật Bản là gì
  • Tư cách lưu trú là gì
  • COE là gì
  • Tư cách lưu trú nghĩa là gì
  • Định nghĩa tư cách lưu trú Nhật Bản là gì
  • Định nghĩa tư cách lưu trú là gì
  • COE là viết tắt của từ gì
  • Tư cách lưu trú Nhật Bản COE là gì
  • Tu cach luu tru Nhat Ban la gi
  • Tu cach luu tru la gi
  • COE la gi
  • Tu cach luu tru nghia la gi
  • Dinh nghia tu cach luu tru Nhat Ban la gi
  • Dinh nghia tu cach luu tru la gi
  • COE la viet tat cua tu gi
  • Tu cach luu tru Nhat Ban COE la gi

Chứng minh tài chính du học là gì?

Hồ sơ du học Nhật Bản 2018 - Một câu hỏi không xa lạ cũng không quen thuộc, ai cũng biết nhưng rất nhiều bạn lại không biết. Chứng minh tài chính du học là gì? Các bạn có biết không, bạn của bạn của bạn có biết không. Hãy cùng tìm hiểu xem chứng minh tài chính du học là gì nhé.
Chứng minh tài chính du học là gì?

Chứng minh tài chính du học là gì?

Chứng minh tài chính du học là một giấy tờ xác nhận mức tài chính của một người hoặc tổ chức do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. 
Chứng minh tài chính du học là giấy tờ chứng minh du học sinh có đầy đủ khả năng chi trả mọi chi phí trong thời gian đi du học ở nước ngoài. Tùy theo yêu cầu của từng trường mà các giấy tờ chứng minh tài chính sẽ có đôi chút khác nhau nhưng mục đích thì đều giống nhau đó là để xác minh khả năng tài chính của du học sinh.
Xem thêm: http://traumvietnam.com/chung-minh-tai-chinh-cho-du-hoc-sinh-di-du-hoc

Chứng minh tài chính bao nhiêu là đủ?

Nếu nói là để xác minh mức tài chính của du học sinh, vậy bao nhiêu là đủ? Cái này các bạn hãy căn cứ vào mức sống, mức thu nhập và cả chi phí sinh hoạt cũng như học phí để tự tính nhé. Nếu có thể chứng minh cao hơn mức bình quân thì tốt còn nếu không hãy chứng minh đủ khả năng chi trả là ok rồi.

Lấy một ví dụ nho nhỏ nhé: bạn đi du học ở Nhật Bản với học phí 1 năm là 100 triệu đồng. Chi phí sinh hoạt mỗi tháng của bạn mất 20 triệu đồng, như vậy một năm chi phí sinh hoạt là 20 x 12 = 240 triệu đồng. Để đảm bảo bạn đủ tài chính đi du học thì gia đình bạn thu nhập 1 năm ít nhất là phải trên 340 triệu đồng.

Ah quên, gia đình bạn cũng phải chi tiêu sinh hoạt nữa, cứ cho là mỗi tháng gia đình chi tiêu hết 20 triệu đi. Vậy một năm để vừa đủ tiền chi tiêu vừa đủ tiền cho bạn đi du học thì bạn phải chứng minh gia đình mình một năm kiếm được khoảng 340 + 240 = 580 triệu đồng. Ok, hiểu rồi chứ.

Chứng minh tài chính du học như thế nào?

Để chứng minh cho người khác biết bạn có tiền hãy cho họ xem vài con số trong tài khoản là được rồi. Đây là một cách để chứng minh tài chính dễ làm và rất khó "soi" đấy nhé. Ngoài ra còn một cách khác đó là chứng minh gia đình bạn 1 năm tổng thu nhập đủ để cho bạn đi du học. Chúng ta đi vào từng cách một xem thế nào nhé.
  1. Chứng minh tài khoản có nhiều tiền: như ví dụ trên, bạn cần chứng minh một năm phải kiếm được ít nhất 580 mới đủ tiền đi du học nhưng nếu bạn đưa ra một tài khoản mang tên mình trong đó có 2 tỉ đồng thì sao. Bằng chứng này quá thuyết phục phải không. Nếu bạn không có nhiều tiền thế hãy "nhờ" ngân hàng giúp nhé.
  2. Chứng minh gia đình có đủ năng lực chi trả tiền du học: cách hay hơi phức tạp hơn chút. Cũng vẫn lấy ví dụ như trên nhé, 580 triệu 1 năm như vậy 1 tháng gia đình phải có tổng thu nhập là 48 triệu đồng. Gia đình bạn có 5 người đang trong độ tuổi lao động thì hãy chứng minh trung bình mỗi người có thu nhập khoảng 10 triệu/tháng là ok rồi. Nếu thực sự gia đình bạn làm được thì chứng minh điều này không khó, chỉ cần xin giấy xác nhận mức lương ở nơi làm việc là ok ngay.
Qua ví dụ trên các bạn chắc đã hiểu được phần nào khó khăn của làm chứng minh tài chính, một lý do thuyết phục, một con số phù hợp, một ngành nghề chính đáng sẽ làm cho bản chứng minh tài chính du học của bạn trở nên hoàn hảo. Nếu các bạn không tự tin hãy để các tư vấn viên làm hồ sơ tư vấn hoặc nhờ làm giúp nhé. Chúc các bạn có một bản chứng minh tài chính hoàn hảo.


Từ khóa tìm kiếm bài viết:

  • Chứng minh tài chính đi du học là gì
  • Chứng minh tài chính du học là gì
  • Chứng minh tài chính để đi du học là gì
  • Chứng minh tài chính du học Nhật Bản là gì
  • Chứng minh tài chính là gì
  • Chung minh tai chinh di du hoc la gi
  • Chung minh tai chinh du hoc la gi
  • Chung minh tai chinh de di du hoc la gi
  • Chung minh tai chinh du hoc Nhat Ban la gi
  • Chung minh tai chinh la gi

Vài kinh nghiệm khi làm hồ sơ đi du học Nhật Bản

Hồ sơ du học Nhật Bản - Vài kinh nghiệm khi làm hồ sơ đi du học Nhật Bản thực ra chỉ là những kinh nghiệm dành cho các bạn nào muốn tự làm hồ sơ du học nhật bản vừa học vừa làm thôi nhé. Đối với những bạn không tự làm hồ sơ du học mà đăng ký dịch vụ ở những trung tâm du học thì có lẽ là ... không cần thiết lắm nhưng biết thì vẫn hơn phải không nào.
Vài kinh nghiệm khi làm hồ sơ đi du học Nhật Bản

Vài kinh nghiệm khi làm hồ sơ đi du học Nhật Bản

Kinh nghiệm 1: Hỏi thật kỹ thông tin trước khi làm hồ sơ

Kinh nghiệm này liên quan đến vấn đề học tiếng Nhật của bạn ở phía trên, trước khi làm hồ sơ du học bạn cần gọi điện lại cho trường để hỏi về một số vấn đề như: quy trình trường tuyển sinh trong thời gian nào, hiện tại có còn nhận hồ sơ hay không, đăng ký hồ sơ cần những giấy tờ gì, những giấy tờ đó lấy ở đâu và gửi cho bộ phận nào trong trường, … Sau khi biết rõ đường đi nước bước bạn hãy bắt tay vào chuẩn bị làm hồ sơ nhé. Một số trường có người hỗ trợ tiếng Việt nhưng nhiều trường không có nhân viên biết tiếng Việt nên bạn cần biết tiếng Nhật đủ để hỏi được những vấn đề cần thắc mắc

Kinh nghiệm 2: hồ sơ không được tẩy xóa

Mẫu đơn xin du học Nhật Bản hay bất kỳ giấy tờ nào trong hồ sơ đều không nên tẩy xóa. Nếu làm bị lỗi hay làm sai đừng ngại, hãy làm lại một bản khác nhé. Điều này rất quan trọng đấy vì nếu tẩy xóa trong nhiều trường hợp bạn gần như là bạn sẽ bị đánh trượt luôn, đôi khi thoát được nhưng mà tỉ lệ "tử vong" cao lắm đấy nhé.
Xem thêm: http://traumvietnam.com/10-kinh-nghiem-lam-ho-du-hoc-nhat-ban

Kinh nghiệm 3: làm chứng minh tài chính

Ai đi du học Nhật Bản cũng cần phải làm chứng minh tài chính. Tuy nhiên có rất nhiều cách làm chứng minh tài chính khác nhau. Nếu các bạn không biết phải làm thế nào hãy xem kỹ các giấy tờ hướng dẫn mà trường gửi cho. Nếu lượng sức không làm được thì hãy thuê dịch vụ làm chứng minh tài chính cho chắc nhé.

Kinh nghiệm 4: Học thật tốt tiếng Nhật (N4)

Để có thể tự làm hồ sơ du học, bạn nhất định phải học thật tốt tiếng nhật ít nhất có thể nghe hiểu và giao tiếp cơ bản tương đương với trình độ N4. Chắc các bạn thắc mắc tại sao cần học tiếng Nhật tốt đến như vậy trước khi sang Nhật phải không, đơn giản là bạn sẽ có rất nhiều lợi thế khi xét duyệt hồ sơ du học và nghe hiểu để bạn có thể hỏi các thông tin làm hồ sơ từ trường bạn muốn đăng ký.

Kinh nghiệm 5: Tự hoàn thiện các giấy tờ trong sơ yếu lý lịch.

Để giảm chi phí làm hồ sơ du học, bạn hãy tự làm các giấy tờ trong hồ sơ nhé. Một số giấy tờ đơn giản các bạn hãy tự hoàn thiện nhé. Về một số giấy tờ đơn giản có thể liệt kê ra ví dụ như đi công chứng sơ yếu lý lịch, chưng minh thư, sổ hộ khẩu, bằng tốt nghiệp … Cái này làm ở địa phương rất chi là đơn giản luôn.1

Kinh nghiệm 6: Mọi thông tin phải chính xác với giấy tờ gốc

Một số bạn có thể không để ý đến điều này và bị trượt xét duyệt hồ sơ du học chỉ vì điền sai thông tin trong mẫu đơn đăng ký du học. Hãy nhớ rằng, phía Nhật Bản luôn đối chiếu rất kỹ giữa bản gốc và bản khai. Vì vậy, các bạn hãy chắc chắn rằng mọi thông tin mà các bạn điền trong hồ sơ trùng khớp với các giấy tờ gốc đi kèm nhé.

Kinh nghiệm 7: Kiểm tra lại hồ sơ sau khi gửi đi

Hãy chắc chắn rằng thư của bạn đã đang và sẽ tới nơi đúng địa chỉ bằng cách kiểm tra qua bưu cục và số điện thoại của nhà trường. Các bạn có thể gọi điện đến bưu cục để kiếm tra thư đang tới đâu và đã tới địa chỉ hay chưa. Nếu đã tới rồi, đừng yên tâm vội mà hãy gọi điện lại cho trường để kiểm tra xem trường đã nhận được hồ sơ chưa nhé.

Với 7 kinh nghiệm này chắc chắc là chưa đủ để có một bộ hồ sơ hoàn hoản nhưng chắc chắn sẽ giúp các bạn tránh được những sai lầm cơ bản. Hẹn các bạn đến với bài viết sau về những kinh nghiệm khi tự làm hồ sơ đi du học Nhật Bản nhé.



Từ khóa tìm kiếm bài viết:

  • Vài kinh nghiệm khi làm hồ sơ đi du học Nhật Bản
  • Kinh nghiệm làm hồ sơ du học Nhật Bản
  • Kinh nghiệm khi làm hồ sơ đi du học ở Nhật Bản
  • Vài kinh nghiệm khi làm hồ sơ đi du học tại Nhật Bản
  • Vai kinh nghiem khi lam ho so di du hoc Nhat Ban
  • Kinh nghiem lam ho so du hoc Nhat Ban
  • Kinh nghiem khi lam ho so di du hoc o Nhat Ban
  • Vai kinh nghiem khi lam ho so di du hoc tai Nhat Ban

Hồ sơ du học Nhật Bản: làm hộ chiếu

Hồ sơ du học - Trong các giấy tờ để làm hồ sơ du học Nhật Bản, hộ chiếu là giấy tờ không thể thiếu. Hộ chiếu là một giấy tờ khá dễ dàng để làm và bạn có thể tự làm được hộ chiếu một cách đơn giản. Mình sẽ hướng dẫn các bạn làm giấy tờ này với chi phí "gốc".

Hướng dẫn làm hộ chiếu (Passport) - Trước khi đi vào nội dung chính về làm hộ chiếu chúng ta tìm hiểu chút xem hộ chiếu là gì nhé.

Hộ chiếu là gì ?

Hộ chiếu là một giấy tờ do nhà nước cấp cho công dân của nước đó. Hộ chiếu được đóng thành quyển và có thể thay thế cho giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân. Mọi người khi nhắc đến hộ chiếu thường còn gọi là Passport.
Xem thêm: http://traumvietnam.com/huong-dan-lam-ho-chieu-passport

Hộ chiếu có tác dụng gì? 

Hộ chiếu thực chất là một loại giấy thông hành do nhà nước cấp và có giá trị quốc tế. Khi có hộ chiếu tức là bạn đã có xác nhận của nhà nước về lý lịch của bản thân. Hộ chiếu đôi khi có thể thay thế cho chứng minh thư nhân dân.

Sử dụng hộ chiếu như thế nào? 

Khi bạn di chuyển trong nước bằng các phương tiện đường bộ bạn sẽ không cần yêu cầu giấy tờ đặc biệt nhưng khi bạn di chuyển bằng đường không bạn phải có chứng minh thư hoặc hộ chiếu để làm thủ tục bay trong nước. Còn nếu bạn đi sang nước ngoài, bạn nhất thiết phải có hộ chiếu để được xuất cảnh, khi đó bạn cần phải xin phép nước mà bạn tới trước khi bay. Đại sứ quán của nước đó sẽ quyết định có cho bạn sang nước họ hay không, nếu được chấp nhận họ sẽ đóng dấu vào hộ chiếu để chứng thực cho bạn. Dấu chứng thực này gọi là visa. Trong một bài viết khác mình sẽ nói rõ hơn về thủ tục xin visa.

Các bước làm hộ chiếu:

Bước 1: Bạn tới cục xuất nhập cảnh ở địa phương để làm thủ tục xin cấp hộ chiếu.
Bước 2: Gửi hồ sơ cho cục xuất nhập cảnh để làm hộ chiếu. Hồ sơ bao gồm: 
Tờ khai (theo mẫu): 01 bản. 
Ảnh 4x6: 04 ảnh (chụp thẳng không đội mũ, phông nền trắng) 
Chứng minh thư nhân dân 
Giấy tạm trú (nếu bạn đang tạm trú tại địa phương đó) 
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi nộp hồ sơ cần có dấu giáp lai của địa phương vào ảnh. Trường hợp trẻ em mồ côi cha mẹ, tờ khai phải do người bảo lãnh hoặc đỡ đầu viết và ký tên.
Bước 3: Nộp lệ phí: 200.000 vnd
Bước 4: Lấy giấy hẹn ngày nhận hộ chiếu: 5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ và không tính các ngày nghỉ hay lễ tết.

Vậy là với những thủ tục đơn giản và chỉ mất 5 ngày bạn đã có thể làm được một giấy tờ trong bộ hồ sơ du học mà chỉ mất 200.000 lệ phí. Trong bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn những giấy tờ khác trong bộ hồ sơ du học nhé. Chúc các bạn làm hộ chiếu một cách thuận lợi. 

Hồ sơ du học Nhật Bản gồm những gì?

Hồ sơ du học Nhật Bản - Vấn đề về hồ sơ du học gồm những giấy tờ gì có lẽ được nhiều bạn quan tâm, tuy nhiên mình có thể nói rằng nếu muốn biết gồm những giấy tờ gì thì tốt nhất bạn nên tìm tới một trường mà bạn muốn đăng ký rồi xem xem trường đó yêu cầu những giấy tờ gì. Vì mỗi trường đều có những yêu cầu giấy tờ khác nhau nên mình không giám chắc được 100% là trong hồ sơ du học sẽ gồm những giấy tờ đó. Tuy nhiên bài viết này mình sẽ đưa ra cho các bạn những giấy tờ cần thiết trong một bộ hồ sơ để đi du học Nhật Bản của một trường tại Nhật yêu cầu nhé. Trường mà mình chọn là trường nhật ngữ Midream ở Tokyo.

Hồ sơ du học Nhật Bản gồm: 

1. Đơn đăng ký
2. Sơ yếu lý lịch 
3. Chứng minh tài chính 
4. Giấy chứng nhận tốt nghiệp
5. Bảng điểm 
6. Chứng nhận học tiếng Nhật (150 giờ) 
7. Chứng chỉ tiếng Nhật NAT-TEST, TOP-J hoặc JLPT (tối thiểu N5)
8. Hộ khẩu gia đình 
9. Giấy khai sinh 
10. Chứng nhận nộp thuế thu nhập cá nhân
11. Chứng nhận thu nhập
12. Chứng nhận công việc 
13. Giấy chứng nhận số dư tài khoản 
14. Bản sao chuyển khoản (6 tháng) 
15. Bản sao hộ chiếu(nếu có) 

Đó là 15 giấy tờ trong hồ sơ du học Nhật Bản mà trường Midrem yêu cầu, bạn có thể tham khảo tại mục đăng ký trên website của trường: http://vn.midream.info/registration

Vậy trên là 15 giấy tờ cần có để đi du học, ngoài ra còn một số yêu cầu nhỏ khác về hồ sơ mà trường sẽ yêu cầu như ảnh chụp 3x4 hay một số giấy tờ khác. Bạn thấy hồ sơ du học có đơn giản không? mình nhìn thì thấy đơn giản nhưng thực sự cũng không đơn giản lắm đâu. Điều quan trọng là nếu bạn giỏi tiếng Nhật, bạn có thể liên hệ với nhà trường để được chỉ dẫn làm hồ sơ chi tiết nhất. Còn nếu không, bạn tự làm sẽ gặp khá nhiều khó khăn và rất dễ bị trượt xét duyệt hồ sơ đấy. Chúc mọi người làm hồ sơ thuận buồm xuôi gió nhé.

Quy trình du học Nhật Bản như thế nào?

Hồ sơ thủ tục du học Nhật Bản - Nhiều bạn học sinh sau kỳ thi đại học đã lựa chọn đi du học làm mục tiêu của bản thân, tuy nhiên một số bạn vẫn chưa hiểu rõ được quy trình du học nhất là những bạn chọn du học Nhật Bản làm điểm dừng chân của mình. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các quy trình của du học Nhật Bản nhé.

Quy trình du học trên cơ bản gồm 5 bước:

Chọn trường Nhật ngữ

Nhiều bạn thắc mắc là tại sao phải chọn trường Nhật ngữ, du học là đi học đại học cao đẳng chứ đâu phải học trường tiếng, câu trả lời là theo quy định của bộ giáo dục Nhật Bản bạn muốn du học tại Nhật Bản bắt buộc bạn phải tốt nghiệp một trường Nhật ngữ tại Nhật Bản sau đó bạn mới có thể thi vào các trường đại học cao đẳng mà bạn muốn. Vì thế, việc chọn cho bản thân một trường tiếng hay còn gọi là trường Nhật ngữ khá quan trọng, ở Nhật Bản có khoảng hơn 300 trường trải rộng khắp nơi trên Nhật Bản thoải mái cho các bạn chọn lựa.

Liên hệ và nộp hồ sơ

Cũng tương tự như ở Việt Nam, các bạn khi muốn theo học tại một trường nào đó, điều đầu tiên các bạn cần là xem trường đó tuyển sinh như thế nào và nộp hồ sơ nhập học. Ở Nhật cũng vậy, sau khi chọn được cho bản thân một trường Nhật ngữ phù hợp bạn sẽ liên hệ với nhà trường để hỏi các thông tin liên quan đến tuyển sinh, hồ sơ .... Cuối cùng là bạn sẽ làm hồ sơ theo yêu cầu của nhà trường và gửi hồ sơ sang cho trường.

Xét duyệt và phỏng vấn

Trường sau khi nhận được hồ sơ của bạn sẽ phải xét duyệt xem hồ sơ của bạn có đủ điều kiện theo học tại trường hay không. Nếu bạn vượt qua được vòng xét duyệt hồ sơ, trường sẽ phỏng vấn từng bạn đăng ký. Có thể sẽ có cán bộ trường về tận nơi để phỏng vấn hoặc cũng có thể phỏng vấn qua Skype. Nội dung phỏng vấn rất đơn giản, chủ yếu là các câu hỏi đơn giản và giới thiệu bản thân nhằm kiểm tra trình độ tiếng Nhật của bạn thôi. Nếu bạn học tiếng Nhật khoảng 6 tháng bạn có thể yên tâm vượt qua được vòng phỏng vấn.

Nộp học phí

Tùy theo mỗi trường, tuy nhiên đa số các trường yêu cầu các bạn phải đóng học phí trước khi nhập học. Có thể bạn sẽ phải đóng 1 năm học phí hoặc 6 tháng học phí tuy nhiên bạn phải đóng trong 1 lần và theo hình thức chuyển khoản (Chi phí chuyển khoản sẽ do bạn chịu). Học phí của trường được trường gửi giấy về cho từng học viên và yêu cầu nộp trong khoảng thời gian nhất định.

Nhận giấy phép lưu trú và đợi ngày xuất cảnh

Sau khi nộp xong học phí, bạn sẽ được trường gửi giấy phép lưu trú bản gốc qua đường bưu điện và hẹn ngày xuất cảnh. Thường khi hẹn ngày xuất cảnh bên trường học sẽ có người tới sân bay đón còn nếu không bạn sẽ phải tự lo phương tiện để về trường từ sân bay.


Với quy trình du học như trên mình đã giản lược khá nhiều chi tiết để mọi người có thể dễ hiểu hơn. Hi vọng những bạn chưa biết gì về du học sẽ hiểu hơn về quy trình du học tự túc Nhật Bản.

Du học 2018

Du học 2018 có gì mới? Năm 2018 này các bạn đi du học cần phải chú ý những gì, chi phí du học là bao nhiêu và có những cơ sở du học nào đáng tin.
Hãy cùng du học Traum tìm hiểu về du học Nhật Bản 2018 này nhé. Mọi thông tin đưa ra đều dựa trên các số liệu có thật và nguồn rõ ràng. Hi vọng mọi người nếu copy bài viết cũng để lại nguồn duhoctraum cuối bài nhé.
Tư vấn miễn phí: 0969-911-139

Bài đăng nổi bật

Có nên đi du học thạc sĩ tại Nhật không

Chia sẻ kinh nghiệm du học - Bài viết lấy các thông tin trên internet và tham khảo một số nguồn, thông tin chúng tôi đưa ra dựa trên thực t...

Du học 2018 - Design by 2LAN

Mọi thông tin trên blog đều được giữ bản quyền bởi 2LAN. Các bạn nếu muốn lấy thông tin từ blog vui lòng ghi rõ nguồn duhoctraum.blogspot.com (2LAN)

logo du hoc 2018
Hỗ trợ tư vấn ở 63 tỉnh thành Việt nam

Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Đồng Nai, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, ... và nhiều tỉnh thành khác.

Hỗ trợ tư vấn ở 47 tỉnh thành Nhật Bản

Hokkaido, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Aomori, Iwate, Hyogo, Nara, Wakayama, Saga, Nagasaki, Kumamoto, Tottori, Shimane, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima, Gifu, Shizuoka, Aichi, Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Kagawa, Ehime, Kochi, Fukuoka, Oita, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa.