Kinh nghiệm 1: Hỏi thật kỹ thông tin trước khi làm hồ sơ
Kinh nghiệm này liên quan đến vấn đề học tiếng Nhật của bạn ở phía trên, trước khi làm hồ sơ du học bạn cần gọi điện lại cho trường để hỏi về một số vấn đề như: quy trình trường tuyển sinh trong thời gian nào, hiện tại có còn nhận hồ sơ hay không, đăng ký hồ sơ cần những giấy tờ gì, những giấy tờ đó lấy ở đâu và gửi cho bộ phận nào trong trường, … Sau khi biết rõ đường đi nước bước bạn hãy bắt tay vào chuẩn bị làm hồ sơ nhé. Một số trường có người hỗ trợ tiếng Việt nhưng nhiều trường không có nhân viên biết tiếng Việt nên bạn cần biết tiếng Nhật đủ để hỏi được những vấn đề cần thắc mắc
Kinh nghiệm 2: hồ sơ không được tẩy xóa
Mẫu đơn xin du học Nhật Bản hay bất kỳ giấy tờ nào trong hồ sơ đều không nên tẩy xóa. Nếu làm bị lỗi hay làm sai đừng ngại, hãy làm lại một bản khác nhé. Điều này rất quan trọng đấy vì nếu tẩy xóa trong nhiều trường hợp bạn gần như là bạn sẽ bị đánh trượt luôn, đôi khi thoát được nhưng mà tỉ lệ "tử vong" cao lắm đấy nhé.
Xem thêm: http://traumvietnam.com/10-kinh-nghiem-lam-ho-du-hoc-nhat-ban
Kinh nghiệm 3: làm chứng minh tài chính
Ai đi du học Nhật Bản cũng cần phải làm chứng minh tài chính. Tuy nhiên có rất nhiều cách làm chứng minh tài chính khác nhau. Nếu các bạn không biết phải làm thế nào hãy xem kỹ các giấy tờ hướng dẫn mà trường gửi cho. Nếu lượng sức không làm được thì hãy thuê dịch vụ làm chứng minh tài chính cho chắc nhé.
Kinh nghiệm 4: Học thật tốt tiếng Nhật (N4)
Để có thể tự làm hồ sơ du học, bạn nhất định phải học thật tốt tiếng nhật ít nhất có thể nghe hiểu và giao tiếp cơ bản tương đương với trình độ N4. Chắc các bạn thắc mắc tại sao cần học tiếng Nhật tốt đến như vậy trước khi sang Nhật phải không, đơn giản là bạn sẽ có rất nhiều lợi thế khi xét duyệt hồ sơ du học và nghe hiểu để bạn có thể hỏi các thông tin làm hồ sơ từ trường bạn muốn đăng ký.
Kinh nghiệm 5: Tự hoàn thiện các giấy tờ trong sơ yếu lý lịch.
Để giảm chi phí làm hồ sơ du học, bạn hãy tự làm các giấy tờ trong hồ sơ nhé. Một số giấy tờ đơn giản các bạn hãy tự hoàn thiện nhé. Về một số giấy tờ đơn giản có thể liệt kê ra ví dụ như đi công chứng sơ yếu lý lịch, chưng minh thư, sổ hộ khẩu, bằng tốt nghiệp … Cái này làm ở địa phương rất chi là đơn giản luôn.1
Kinh nghiệm 6: Mọi thông tin phải chính xác với giấy tờ gốc
Một số bạn có thể không để ý đến điều này và bị trượt xét duyệt hồ sơ du học chỉ vì điền sai thông tin trong mẫu đơn đăng ký du học. Hãy nhớ rằng, phía Nhật Bản luôn đối chiếu rất kỹ giữa bản gốc và bản khai. Vì vậy, các bạn hãy chắc chắn rằng mọi thông tin mà các bạn điền trong hồ sơ trùng khớp với các giấy tờ gốc đi kèm nhé.
Kinh nghiệm 7: Kiểm tra lại hồ sơ sau khi gửi đi
Hãy chắc chắn rằng thư của bạn đã đang và sẽ tới nơi đúng địa chỉ bằng cách kiểm tra qua bưu cục và số điện thoại của nhà trường. Các bạn có thể gọi điện đến bưu cục để kiếm tra thư đang tới đâu và đã tới địa chỉ hay chưa. Nếu đã tới rồi, đừng yên tâm vội mà hãy gọi điện lại cho trường để kiểm tra xem trường đã nhận được hồ sơ chưa nhé.